Tin tức, sự kiện
Góc tâm sự: Những nỗi khổ của dân IT mấy ai “thấu”
Không thể phủ nhận độ “hot” cũng như sức nóng của ngành Công nghệ Thông tin với xã hội hiện đại ngày nay. Rất nhiều bạn sinh viên mong muốn theo đuổi ngày học này bởi môi trường làm việc năng động cùng với mức lương hấp dẫn, liên tục cập nhật và đón đầu xu hướng công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Nghe thì “hào nhoáng” đến vậy mà mấy ai biết những nỗi khổ mà dân IT phải chịu khi mà họ làm việc là gì. Cùng mình đọc bài viết Góc tâm sự: Những nỗi khổ của dân IT mấy ai “thấu” để hiểu hơn về ngành nghề này bạn nhé!
Là dân IT biết sửa hết mọi thứ về công nghệ
Nhiều người thường cho rằng IT (Information Technology) chính là “vua của trăm nghề” – có nghĩa rằng người học công nghệ thông tin sẽ biết sửa tất cả mọi thứ liên quan đến thiết bị điện tử, điện thoại ti vi hay cả máy sấy, bàn ủi. Nhưng không, IT chỉ là một ngành nghề có liên quan đến công nghệ, máy tính; trong đó được chia ra thành nhiều chuyên ngành khác nhau như khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, big data và machine, developer,…
=> Xem thêm: Tham khảo mức lương ngành Công nghệ Thông tin
Khó khăn khi giao tiếp với mọi người xung quanh
Lượng công việc lập trình viên phải giải quyết rất là nhiều, điều này đòi hỏi khả năng tập trung cao độ. Họ dường như sẽ dành phần lớn đầu tư cho thời gian và sức lực của mình vào công việc. Thực tế thì lúc nào dân lập trình đều đăm chiêu để suy nghĩ và tìm hướng phát triển tối ưu nhất cho phần mềm theo yêu cầu của công ty, doanh nghiệp và khách hàng.
Lâu dần họ sẽ hình thành thói quan cần nhiều thời gian để giải quyết công việc và ít giao tiếp với mọi người xung quanh chưa kể thời gian tăng ca; điều này vô tình dẫn tới khả năng giao tiếp giảm đi đáng kể. Đây là điều mà dân lập trình bị đánh là người ít nói hay linh hoạt trong giao tiếp cũng vì những lý do kể trên.
Thường xuyên rơi vào tình trạng stress
Khi mà dân IT bắt đầu làm những dự án lớn của công ty, doanh nghiệp hay khách hàng thì đây chính là lúc làm việc nhiều nhất của họ. Bởi vì phải suy nghĩ nhiều, cơ thể sẽ mệt mỏi, thiếu ngủ cộng với việc căng thẳng khi làm việc sẽ khiến các kỹ sư IT rơi vào tình trạng stress trong công việc.
Làm ngoài giờ để chạy kịp deadline
Với bất kỳ lập trình viên này thì việc tăng ca làm thêm ngoài giờ không còn là điều xa lạ nữa. Với khối lượng công việc dày đặc hàng ngày thì kèm theo đó là cả đống deadline cần phải hoàn thành luôn “dí” theo phía sau. Tuy nhiên, đây là đặc thù công việc của ngành nghề này nên những bạn nào mong muốn theo đuổi cho sự nghiệp trong tương lai của mình thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho điều này nhé.
Không phải lúc này cũng làm được công việc yêu thích
Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được đào tạo đúng chuyên ngành mình đăng ký học ngay ban đầu. Thế nhưng khi đã bắt đầu đi làm thì việc bạn sẽ làm việc với tư cách là kỹ sư IT trong nhiều lĩnh vực khác nhau; tức là bạn phải linh hoạt giữa nhiều chuyên ngành khác nhau và có thể áp dụng tốt vào công việc. Việc này đòi hỏi bạn sẽ phải học hỏi thêm nhiều công nghệ mới nhất của các chuyên ngành khác mà không phải chuyên ngành mình được học chuyên sâu khi còn đang đi học.
Nhìn chung, các lập trình viên cũng không phải là người “siêu năng lực” hay “thánh thần” gì mà có thể sửa chữa được hết mọi thứ. Họ chỉ làm nếu điều đó nằm trong khả năng của họ. Trên đây chỉ là những nỗi khổ cơ bản mà dân IT phải chịu “thấu” cho nên đừng vì bề ngoài mà lầm tưởng công việc của họ dễ dàng bạn nhé. Chỉ khi thực sự yêu thích công việc mình làm thì bạn mới cảm thấy bao nhiêu nỗi vất vả đều có thể thành niềm vui.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên website của mình. Nếu bạn quan tâm ngành Công nghệ thông tin, click ngay: Khoa Công nghệ Thông tin Đại học Duy Tân để tham khảo thêm nhiều thông tin trước khi bước vào ngưỡng cửa tuyển sinh bạn nhé. Chúc bạn sớm định hướng đúng đường đi của mình!