Việt Nam cần phải có 200 doanh nghiệp An ninh mạng vào năm 2020

Những bước tiến mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đòi hỏi quy mô, phạm vi, chất lượng của hoạt động an ninh mạng cũng tăng lên, Việt Nam cần phải đặt ra mục tiêu xây dựng hệ thống an ninh mạng, an toàn thông tin quy mô hơn nữa nhằm phấn đấu trở thành cường quốc an ninh mạng trong tương lai không xa.

Đó là vấn đề được thảo luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội An toàn thông tin Nhiệm kỳ III được tổ chức tại Hà Nội và sáng ngày 07/09/2019. Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam được thành lập từ năm 2007. Và vai trò của VNISA đó là làm cầu nối giữa các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin với các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng chính sách, phát triển nhân lực cũng như thị trường, sản phẩm và các dịch vụ an toàn thông tin tại Việt Nam.

xay dung he thong an ninh mang

Đại học Đại biểu Toàn quốc Hiệp hội An toàn Thông tin Nhiệm kỳ III

Trong thời gian qua, VNISA đã có nhiều hoạt động thiết thực đối với nhiệm chung là góp phần bảo vệ an ninh mạng, an toàn thông tin tại Việt Nam, tiêu biểu trong số đó như tiến hành điều tra thực trạng và công bố các chỉ số An toàn thông tin tại Việt Nam giúp các cơ quan, tổ chức có liên quan có cái nhìn chính xác về tình hình an toàn thông tin. Đặc biệt, sự kiện thường niên “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” với chuỗi hoạt động kèm theo có tác động lớn đến vấn đề bảo đảm an toàn thông tin tại Việt Nam và được cộng đồng Công nghệ thông tin, An toàn thông tin mong đợi.

Tham dự Đại hội có sự góp mặt của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Tại đây, Bộ trưởng cũng đã chia sẻ về nhiệm vụ của Nhiệm kỳ III của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đó là đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng chính phủ điện tử trong đó an ninh mạng chính là tiền đề. Vì thế, Bộ trưởng mong muốn Hiệp hội sẽ đóng vai trò tích cực trong công cuộc bảo vệ Việt Nam trong không gian mạng. Và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã giao nhiều nhiệm vụ mới cho Ban Chấp hành mới của Hiệp hội nhằm thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng trong nước. Cụ thể trong đó có nhiệm vụ đến năm 2020, Việt Nam phải có khoảng 200 doanh nghiệp an ninh mạng và trở thành cường quốc về an ninh mạng. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khuyến khích Hiệp hội kết nối các thành viên từ cá nhân cho đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng trên toàn cầu đòng thời xúc tiến đưa sản phẩm an ninh mạng Việt Nam ra thị trường Quốc tế, xây dựng Việt Nam trở thành một trung tâm an ninh mạng trong khu vực.

Để đạt được những mục tiêu nhất định trong lĩnh vực an ninh mạng không phải chuyện dễ dàng mà một tổ chức có thể làm được mà cần sự trợ giúp của mọi người dân. Và chỉ khi toàn dân có kiến thức cũng như kỹ năng tự bảo vệ mình trên không gian mạng thì mới thực sự kiểm soát, quản lý được rủi ro thông tin. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ cần thiết của Hiệp hội nữa đó là đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về an ninh mạng, an toàn thông tin.