Tin tức, sự kiện
Huawei bị cấm vận – Ngành công nghệ Trung Quốc ảnh hưởng thế nào?
Tập đoàn Huawei được biết cung cấp nhiều hàng hóa cho phía Mỹ nhưng cũng nhập khá nhiều công nghệ, linh kiện và dịch vụ ở đây. Chính vì thế, khi lệnh cấm của Mỹ đối với tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc được đưa ra thì mặc dù Huawei đã có sự dự trù, chuẩn bị về linh kiện cần thiết,…vẫn gây ra một thiệt hại không nhỏ cũng như sự lo lắng cho ngành Công nghệ Trung Quốc trong tương lai.
Huawei sau lệnh cấm của Mỹ
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Song Liuping, Giám đốc pháp lý của Huawei cho biết lệnh cấm của Mỹ gây ảnh hưởng đến hơn 3 tỷ người dùng tại hơn 170 quốc gia trên toàn thế giới đồng thời cũng gây thiệt hại cho hơn 1.200 công ty Mỹ là đối tác làm ăn với Huawei và ảnh hưởng đến không ít đến vấn đề việc làm của nhân công các công ty này.
Lệnh cấm của Mỹ khiến Huawei gặp nhiều khó khăn và tổn thất
Đối với Huawei, mặc dù tuyên bố đã chuẩn bị được linh kiện cho các thiết bị sản xuất đủ trong 1 năm và được Mỹ nới lỏng một số hạn chế cho đến giữa tháng 8-2019, Huawei sẽ được mua hàng của Mỹ nhằm duy trì mạng hiện tại và cung cấp các bản cập nhật phần mềm cho các sản phẩm di động của Huawei đang hoạt động, lệnh cấm của Mỹ vẫn gây thiệt hại nặng nề cho tập đoàn này.
Rủi ro đến với Huawei càng nặng nề hơn khi mà từ lệnh cấm của tổng thống Mỹ, ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới có xu hướng cắt đứt quan hệ với Huawei. Điều này gây ra khó khăn lớn cho Huawei khi mà các sản phẩm của hãng này không thể tiếp cận được với các dịch vụ cần thiết dễ khiến cho khách hàng quay lưng, từ bỏ sản phẩm.
Nền công nghệ Trung Quốc bước đi trong khó khăn
Sau lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei, nhiều công ty khác của Trung Quốc cũng bị xem xét đưa vào danh sách đen công ty thiết bị giám sát Hikvision và iFlyTek. Người dùng Huawei có xu hướng quay lưng với điện thoại Huawei, cổ phiếu các nhà sản xuất chip như Qualcomm sụt giảm do lo ngại về sự phát triển của các công ty này.
Theo một chuyên gia của Trung Quốc dưới sự tấn công của Mỹ thì không một công ty nào có thể trụ vững, dù là công ty của Mỹ. Và sự lo ngại, các công ty công nghệ Trung Quốc bị kìm hãm sự phát triển là có căn cứ, khi mà trước đó tập đoàn ZTE – một tập đoàn của Trung Quốc chịu lệnh cấm của Mỹ vào năm ngoái. Tập đoàn này dường như đứng bên bờ vực phá sản nếu như không có sự “buông tha” của Mỹ.
Tuy nhiên, án phạt của Mỹ có thể là “án tử” của Huawei trên thị trường Quốc tế, nhưng nếu được sự bảo hộ tối đa của chính phủ Trung Quốc, doanh nghiệp này có thể tồn tại ở trong nước bởi minh chứng là cửa hàng ứng dụng Android tại Trung Quốc của Huawei hoạt động tốt từ trước đến nay mà không cần đến Play Store. Và nếu thành công, đã làm chủ được công nghệ, Trung Quốc sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn và đối thủ có thể sẽ chịu mức thuế cao nếu muốn tham gia vào thị trường này.
Ở một mảng khác của công nghệ – Trí tuệ nhân tạo, theo giáo sư của Đại học Bắc Kinh đồng thời cũng là tổng thư ký của hiệp hội đổi mới công nghệ AI – Huang Tiejun thì với lượng dữ liệu và các ứng dụng đang hoạt động mà Trung Quốc đang nắm giữ thì lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo sẽ đạt đến thành công mặc dù sẽ có khả năng chậm hơn như dự kiến trong trường hợp có bạn đồng hành.
Với những bước đi thận trọng, Trung Quốc đang dần tìm cách để vực dậy nền công nghệ của mình trong tình thế khó khăn. Có lẽ Trung Quốc sẽ theo chủ nghĩa tự lực trong một thời gian và mức độ nhất định và đưa ra kế hoạch dài hơi cho mình.