Con đường trở thành Kỹ sư cầu nối

Nếu bạn đang là một sinh viên chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý hay các ngành khác trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, thì ngay lập tức hãy đăng kí một khóa học tiếng Nhật, cơ hội trở thành một Kỹ sư cầu nối với mức lương hấp dẫn tại các công ty Nhật Bản đang chờ bạn phía trước.

Kỹ sư cầu nối – công việc toàn cầu

Kỹ sư cầu nối là gì?

Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer – BrSE) là một việc đặc thù trong lĩnh vực Công nghệ Thông Tin, là loại job đặc thù trong các cty outsource cho Nhật. Đúng như tên gọi, BrSE là người làm việc trực tiếp với khách hàng, là “cầu nối” kết nối khách hàng (tại Nhật) với team offshore (tại Việt Nam).

Một người ngoài nhìn vào sẽ thấy BrSe là người: nói tiếng Nhật như gió, làm việc trực tiếp với khách hàng, lương cao ngất ngưởng và đi Nhật như đi chợ.

Những kỹ năng cần có của một BrSE

Để trở thành một BrSe chính hiệu, bạn cần chuẩn bị cho mình 3 kỹ năng này: cứng, mềm và ngoại ngữ. Kiến thức chuyên môn sâu sắc và khả năng ngoại ngữ sẽ giúp bạn có đủ tự tin để Các bạn ngồi ngang hàng với các khách hàng là chuyên gia trong lĩnh vực CNTT và đưa ra ý kiến của mình, giải thích thuyết trình về công nghệ cũng như gợi ý về công việc cho họ. Sau đó, các bạn phải truyền tải được nội dung mà khách hàng yêu cầu 1 cách cụ thể và dễ hiểu nhất để giúp team offshore nắm được và làm ra sản phẩm đúng – đủ theo tài liệu design.

Kỹ năng cứng bao gồm những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kỹ thuật như: ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, framework, kỹ năng design. Và đặc biệt bạn cần phải có khả năng tự học. Tùy từng dự án mà bạn sẽ cần có những nền tảng kỹ thuật khác nhau. Bạn sẽ phải hiểu các vấn đề chuyên môn của dự án trong thời gian chỉ vài ngày vì không khách hàng nào chờ đợi bạn vài tháng để bạn hiểu được vấn đề.

75% thành công đến từ kỹ năng mềm

Với bất kì ngành nghề nào, kỹ năng mềm cũng đều rất cần thiết nhưng với BrSe thì lại có vẻ quan trọng hơn cả bới bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và liên lạc từng nhân sự trong dự án để báo cáo, để trao đổi tình hình dự án, để giải thích nghiệp vụ…Chính vì vậy để có thể làm tốt công việc của một BrSe, bạn phải biết lắng nghe (lắng nghe khách hàng, lắng nghe team offshore), có khả năng thuyết trình, có thể làm việc độc lập và giải quyết vấn đề.

Tiếng Nhật là điều không thể thiếu đối với một BrSe. Nếu bạn không thể có khả năng tiếng Nhật thượng thừa thì làm sao có thể hiếu được yêu cầu của khách hàng người Nhật.

Con đường để trở thành Kỹ sư cầu nối

Thu nhập cao, có cơ hội được định cư tại đất nước phát triển như Nhật Bản, được làm việc với các tập đoàn lớn…là những lý do khiến nghề BrSe hot và là niềm mơ ước của nhiều người. Trong số những người mong muốn trở thành BrSe có thể chia thành 2 loại như sau:  một là có IT những không có JP (Japan) và hai là có JP nhưng không có IT.

Nếu bạn là dân IT, nhưng lại không chưa có tiếng Nhật thì tất nhiên là phải học tiếng Nhật thôi. Thời gian bao lâu thì lại tùy thuộc vào sự quyết tâm của mỗi người. Học liên tục 10 tiếng/ngày thì có thể trong 9 tháng bạn có thể thi lấy bằng N2. Còn chỉ đầu tư 3 – 4 tiếng/ngày thì bạn sẽ cần ít nhất 2 năm mới có thể lấy được bằng N2.

Nếu bạn là dân chuyên Nhật ngữ muốn nhảy qua làm BrSE vì mức lương hấp dẫn thì ít nhất bạn cũng cần có đam mê với công nghệ. Trong 1 năm đầu tiên bạn cần phải trau dồi cho mình những kiến thức IT cơ bản như: Tổng quan phần cứng – mềm -network, lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, tổng quan hệ cơ sở dữ liệu. Năm thứ 2 sẽ học chuyên sâu về ngôn ngữ như C#, Java …