Những môn học chủ chốt và quan trọng của ngành Hệ thống thông tin quản lý

Với bất kì một ngành nghề nào muốn thành công bạn cần phải có một quá trình tìm hiểu và định hướng rõ ràng trước khi quyết định theo đuổi. Và Hệ thống thống tin quản lý không loại trừ. Khi bạn trả lời được câu hỏi “ Ngành Hệ thống thông tin quản lý cần học những gì? Các môn học ngành Hệ thống Thông tin Quản lý gồm môn nào?” tức là bạn đã có những viên gạch đầu tiên trên bước đường sự nghiệp của mình.

Cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Vai trò các môn học của ngành Hệ thống Thông tin Quản lý là gì?

Ngành Hệ thống thông tin quản lý cung cấp các kiến thức tổng quan và chuyên sâu trên hai lĩnh vực: Hệ thống thông tin và quản lý kinh tế dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin. Vì vậy, bên cạnh các kiến thức về công nghệ như cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, sinh viên còn được cung cấp thêm các kiến thức bổ trợ về tài chính, marketing, quan hệ quốc tế,… để có thể tự tin làm việc trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Ngành Hệ thống thông tin quản lý học gì? Các môn học gồm môn nào?
Ngành Hệ thống thông tin quản lý học những gì? Các môn học ngành Hệ thống Thông tin Quản lý gồm môn nào

Các môn học ngành Hệ thống Thông tin Quản lý gồm môn nào?

Dưới đây là một số môn học chủ chốt và quan trọng đối với sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý:

  1. Tài chính doanh nghiệp

So với nguyên lý kế toán thì môn học này sẽ cung cấp những kiến thức sâu hơn. Đây có thể nói là môn học gốc rễ đối với những người muốn làm tốt công việc của một nhà xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP).

  1. Cơ sở dữ liệu

Đây là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng line quan đến thiết kế cơ sở dữ liệu. Các bạn sinh viên sẽ biết cách tạo cơ sở dữ liệu trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server và MySQ; xem thông tin từ một bảng hay nhiều bảng kết hợp…

Hiểu được cấu trúc dữ liệu sẽ giúp nắm rõ hệ thống thông tin hơn rất nhiều.

  1. Cơ sở lập trình

Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản và toàn diện về ngôn ngữ lập trình cùng những kỹ năng lập trình cơ bản.

Học xong môn này, sinh viên phải nắm được các vấn đề sau:

– Khái niệm về ngôn ngữ lập trình.

– Khái niệm về kiểu dữ liệu – Kiểu dữ liệu có cấu trúc (cấu trúc dữ liệu).

– Khái niệm về giải thuật

– Ngôn ngữ biểu diễn giải thuật.

– Ngôn ngữ sơ đồ (lưu đồ), sử dụng lưu đồ để biểu diễn các giải thuật.

– Tổng quan về Ngôn ngữ lập trình C.

– Các kiểu dữ liệu trong C.

– Các lệnh có cấu trúc.

– Cách thiết kế và sử dụng các hàm trong C

– Một số cấu trúc dữ liệu trong C.

  1. Kiến trúc hệ thống doanh nghiệp

Môn học Kiến trúc hệ thống doanh nghiệp cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức liên quan các cấp quản lý trong doanh nghiệp, mô hình ra quyết định trong doanh nghiệp, các mô hình quản lý doanh nghiệp theo chiều ngang, chiều dọc, các luồng đi của hệ thống…

Môn học Kiến trúc hệ thống doanh nghiệp cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức liên quan các cấp quản lý trong doanh nghiệp
Môn học Kiến trúc hệ thống doanh nghiệp cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức liên quan các cấp quản lý trong doanh nghiệp

Hoàn thành môn học các bạn sẽ hiểu được có rất nhiều hệ thống quản lý khác nhau và mỗi hệ thống sẽ có một mục đích riêng. Ví dụ CRM (Customer Relationship Management) sinh ra để phục vụ cho việc gia tăng doanh số, tập trung Sales Marketing;  ERP (Enterprise Resources Planning) để quản lý các nguồn lực của công ty như: nhân sự, tiền của, tài sản, sản xuất…; DMS (Distribution Management System) để quản lý các kênh phân phối hàng.

  1. Phân tích & Thiết kế hệ thống thông tin

Học môn này phải hiểu được các phương pháp thiết kế như hướng đối tượng, hướng chức năng, khi nào dùng. Các phương pháp để mô hình hóa như UML, BPMN, chu trình phát triển hệ thống, phương pháp phát triển hệ thống như Agile, Scrum, Waterfall, Water Park …Đây là những kiến thức mà một người hoạt động trong lĩnh vực Hệ thống thông tin quản lý sẽ phải sử dụng rất nhiều và sử dụng liên tục.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ là tiền đề; góp phần giúp bạn đưa ra sự lựa chọn ngành nghề đúng đắn cho bản thân mình nhất nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết mình chia sẻ. Chúc bạn thành công!