Định hướng nghề nghiệp
Làm thế nào để trở thành một tester giỏi?
Trong những năm gần đây, ngành Tester đã “bắt sóng” xu hướng trở thành ngành nghề nổi bật trong khối lĩnh vực công nghệ thông tin. Đặc biệt lại là ngành nghề không có yêu cầu quá cao về kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để trở thành một tester giỏi? Cùng mình tìm hiểu ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Đôi nét về Tester là gì?
Hiểu đơn giản, Tester là những người kiểm tra chất lượng hệ thống phần mềm, dự án để phát hiện ra các lỗi, sai sót hay vấn đề nào ảnh hưởng đến phần mềm, dự án trước khi được triển khai và hoàn thiện.
Công việc của Tester là làm việc cùng với đội ngũ phát triển phần mềm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm, kiểm tra để phát hiện lỗi đang tồn tại trước khi giao sản phẩm hoàn thiện cho khách hàng. Thông thường, tester được chia ra làm 2 vai trò chính là Manual testing và Automation testing.
=>> Xem thêm: Ngành Khoa học Dữ liệu: Là gì? Học gì? Nghề nghiệp ra sao?
Làm thế nào để trở thành một tester giỏi?
Để có thể thành công với tư cách là một tester giỏi, bạn cần nên rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết sau:
Nắm vững các kiến thức chuyên môn (kiến thức công nghệ)
Kiến thức luôn là ưu tiên hàng đầu mà một tester cần phải có để có thể giúp công việc hoàn thành hiệu quả và nhanh chóng. Hầu hết một tester phải nắm rõ một số kiến thức chuyên môn như
– Kiến thức về Cơ sở dữ liệu (Database)/SQL
– Lệnh Linux
– Các công cụ quản lý kiểm thử (Test Management Tool)
– Công cụ Tự động hóa (Automation Tool)
– Công cụ Theo dõi Lỗi (Defect Tracking Tool)
– Kiến thức về ngôn ngữ lập trình như JavaScript, HTML, C#,…
Có kỹ năng mềm và khả năng phân tích, quan sát
Hầu hết các tester đều bắt buộc phải có kỹ năng phân tích cùng với việc có tầm nhìn sâu rộng để xây dựng nhiều phương pháp thử nghiệm thông minh khác nhau. Theo đó, một chuyên viên kiểm thử phần mềm giỏi có thể tạo ra nhiều tình huống bằng cách suy nghĩ sáng tạo, độc đáo. Thay vì giả định các trường hợp kiểm thử truyền thống, người kiểm thử có thể suy nghĩ thêm về nhiều tình huống có khả năng xảy ra trên hệ thống.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Thông thường, một tester sẽ làm việc với đội ngũ đến từ những bộ phận khác nhau như Coder, Leader, Manager,…để tìm ra lỗi sai sót, từ đó đề ra biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, kỹ năng trình bày cũng như giao tiếp rõ ràng, khéo léo giúp quá trình kiểm thử phần mềm có hiệu quả hơn.
Ham học hỏi kiến thức công nghệ
Am hiểu và sẵn sàng học hỏi để bắt kịp xu hướng công nghệ là bước đệm có thể trở thành một Tester thành công. Chính vì thế, bạn phải luôn sẵn sàng tình thần học hỏi các công cụ tự động, sử dụng các công nghệ mới nhất trong lúc thử nghiệm, học hỏi từ chính kinh nghiệm của mình và học cách đóng góp ý kiến vào sản phẩm, dự án.
Yêu thích và đam mê công việc kiểm thử
Yếu tố không kém phần quan trọng trong việc đóng góp trở thành một tester giỏi đó là bạn cần yêu thích, đam mê và có thái độ tích cực trong công việc.
Trong thời hiện đại mà công nghệ đang dần “lên ngôi” chắc chắn không thể thiếu chuyên viên kiểm thử cho hệ thống phần mềm. Đọc đến đây bạn đã sẵn sàng theo đuổi ước mơ trở thành một Tester chưa nào? Hãy comment ý kiến của bạn về ngành nghề này để mình và mọi người cùng nhau chia sẻ với nhé. Cảm ơn bạn đọc đọc bài viết của mình!