Tin tức, sự kiện
Trung Quốc sẽ loại bỏ công nghệ nước ngoài khỏi cơ quan nhà nước
Với mục tiêu tăng cường sử dụng sản phẩm công nghệ trong nước, vừa qua, Trung Quốc đã yêu cầu các cơ quan nhà nước phải thay thế công nghệ nước ngoài đang sử dụng từ máy tính, phần mềm,…bằng công nghệ do chính nước này sản xuất. Quá trình này bắt buộc phải hoàn thành trong vòng 3 năm.
Sở dĩ, Bắc Kinh có động thái này là xuất phát từ chiến tranh thương mại âm ỉ giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Và Mỹ đã ra lệnh cấm vận một công ty công nghệ lớn của Trung Quốc là Huawei mua linh kiện của các công ty công nghệ đến từ Mỹ. Dưới thời đại công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực và ngày càng đóng vai trò quan trọng, kế hoạch này giúp Bắc Kinh không để mình bị phụ thuộc bởi công nghệ nước ngoài quá nhiều, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng công nghệ nước nhà.
Trung Quốc sẽ loại bỏ công nghệ nước ngoài khỏi cơ quan nhà nước trong vòng 3 năm tới
Cụ thể Trung Quốc đặt ra mục tiêu tỷ lệ thay thế công nghệ nước ngoài trong năm 2020 sẽ là 30%, đến năm 2021 sẽ đạt thêm 50% và cho đến năm 2022 sẽ hoàn thành 20% còn lại. Chính vì thế, kế hoạch này còn có tên gọi khác đó là “3-5-2”. Với chương trình này, không những thay thế hệ thống phần mềm mà hệ thống máy tính, thiết bị, dụng cụ cũng bị thay thế. Theo ước tính, số lượng máy tính phải thay thế lên đến con số từ 20 đến 30 triệu máy tính.
Chương trình thay thế này cũng Trung Quốc cũng gây ra ảnh hưởng đói với các công ty công nghệ của Mỹ như Dell, Microsoft, HP,…Tuy nhiên, theo thống kê thì trong con số 150 tỷ USD doanh thu từ thị trường Trung Quốc của các công ty này thì khách hàng tư nhiêm chiếm chủ yếu. Và khả năng các công ty tư nhân sẽ chưa vội thay thế bởi chi phí cho hoạt động thay thế này không hề nhỏ và họ sẽ chờ chỉ thị tiếp theo từ chính phủ.
Dẫu biết rằng, chương trình thay thế công nghệ nước ngoài của Trung Quốc là đúng đắn cho tương lai. Nhưng theo các chuyên gia thì hiện tại, việc thay thế phần mềm là rất khó bởi vì hầu hết các nhà cung cấp phần mềm cho các hệ điều hành phổ biến đều nằm ở Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc đã cố gắng thúc đẩy việc sử dụng hệ điều hành do mình sản xuất, tuy nhiên, với tốc độ thực hiện được đặt ra trong kế hoạch thì giới chuyên gia vẫn cho rằng kế hoạch này là quá tham vọng bởi vì thực tế công nghệ trong nước vẫn chưa bắt kịp được sự phát triển của công nghệ nước ngoài ở một số lĩnh vực.
Mặc dù khó khăn, nhưng với tình hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra thì không thể lường trước được những gì Mỹ sẽ thực hiện tiếp theo nên những dự định cũng Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu. Mà biết đâu, với những khó khăn, thử thách, chương trình này của Trung Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần phát triển công nghệ trong nước mang đến thành công cho đất nước này.
Hi vọng với những bài viết trên mình muốn chia sẻ đến với các bạn. Hi vọng với những bài viết trên website mình bạn sẽ có những thông tin bổ ích nhé. Đừng quên ủng hộ mình cho những bài viết sau nhé!