Nên học chuyên ngành nào khi theo đuổi ngành CNTT

Công nghệ Thông tin là một trong những từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trong mỗi mùa Tuyển sinh bởi độ “hot” của ngành này chưa bao giờ có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, lĩnh vực Công nghệ Thông tin là lĩnh vực rộng và bạn có thể lựa chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp để trau dồi kiến thức một cách chuyên sâu phục vụ cho công việc sau này. Vậy Công nghệ Thông tin (CNTT) gồm những chuyên ngành nào? Học Công nghệ Thông tin gồm những gì? Học Công nghệ Thông tin nên học ngành nào?… “

Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Công nghệ Thông tin gồm những chuyên ngành nào
Công nghệ Thông tin gồm những chuyên ngành nào? Nên lựa chọn chuyên ngành nào phù hợp để theo học?

Là một trong những trường  có uy tín về đào tạo Công nghệ Thông tin tại miền Trung, Đại học Duy Tân đã cung cấp không ít nhân lực chất lượng cho xã hội. Cùng tham khảo một số chuyên ngành Công nghệ Thông tin được đào tạo tại Đại học Duy Tân để đưa ra lựa chọn phù hợp.

  1. Kỹ thuật mạng

Mục tiêu của ngành Kỹ thuật mạng là đào tạo chuyên viên hệ thống mạng có khả năng thiết kế và xây dựng và quản lý hệ thống mạng internet cho các doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể nắm bắt cơ hội việc làm với các vị trí Chuyên viên Quản trị Mạng, Chuyên viên An ninh Mạng, Chuyên viên Tư vấn & thiết kế hệ thống Mạng, Giảng viên, Nghiên cứu viên,…

  1. Công nghệ Phần mềm

Học Công nghệ Phần mềm, bạn sẽ được đào tạo về cách thức thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng trên máy tính cũng như trên điện thoại, ipad,… phục vụ việc tin học hóa trong các lĩnh vực.

Học Công nghệ Phần mềm, bạn sẽ được đào tạo về cách thức thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng trên máy tính
Học Công nghệ Phần mềm, bạn sẽ được đào tạo về cách thức thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng trên máy tính

Sau khi Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể tham gia làm việc với các vị trí chuyên viên Phát triển phần mềm, chuyên viên Kiểm thử phần mềm, Chuyên viên tư vấn giải pháp cho khách hàng, Chuyên viên Quản lý hệ thống phần mềm,…

  1. Hệ thống Thông tin Quản lý

Tham gia học ngành Hệ thống Thông tin Quản lý, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về phân tích, thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống thông tin quản lý cùng với kiến thức về thống kê kinh tế nhằm đưa ra các phương án tối ưu về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh tế, xã hội, hỗ trợ thống kê, dự báo trong lĩnh vực kinh tế đồng thời hỗ trợ ra quyết định trong tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất,…

Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc với vị trí lập trình viên cơ sở dữ liệu, quản trị viên hệ thống thông tin, chuyên viên phụ trách ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp, Chuyên viên tư vấn, thiết kế, lập trình phần mềm,…

  1. Big Data & Machine Learning

Big Data & Machine Learning là ngành học cung cấp kiến thức về giải pháp xử lý các nguồn dữ liệu lớn một cách hiệu quả nhất. Dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia về Big Data, các doanh nghiệp sẽ có thể lưu trữ lượng lớn dữ liệu và thống kê, xử lý nhanh chóng để đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất.

Big Data & Machine Learning là ngành học cung cấp kiến thức về giải pháp xử lý các nguồn dữ liệu lớn
Big Data & Machine Learning là ngành học cung cấp kiến thức về giải pháp xử lý các nguồn dữ liệu lớn

Tốt nghiệp ngành này, bên cạnh các công việc đặc thù, sinh viên còn có thể thực hiện các công việc của chuyên ngành Công nghệ phần mềm và Hệ thống Thông tin với nhiều cơ hội thăng tiến cao.

  1. Thiết kế đồ họa/Game/Multimedia

Để học ngành Thiết kế đồ họa, bạn cần phải có chút năng khiếu về nghệ thuật bởi đây là ngành học phối hợp giữa nghệ thuật và CNTT. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo cách sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa để biến ý tưởng thành các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video,…truyền tải thông điệp một cách độc đáo phục vụ nhu cầu truyền thông cho doanh nghiệp, thiết kế game, sản xuất phim,…

Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp rất rộng mở  với vị trí chuyên viên tư vấn, thiết kế tại các công ty truyền thông, các studio, nghệ thuật, các đơn vị báo chí, truyền hình, Chuyên viên thiết kế đồ họa website, thiết kế tự do, giảng viên giảng dạy về thiết kế đồ họa,…

Mỗi ngành học đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Trên đây hầu hết là những ngành học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin được lựa chọn và quan tâm nhất hiện nay. Hi vọng với bài viết này sẽ góp phần giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích để lựa chọn ngành nghệ cho tương lai của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên website của mình. Mong rằng bạn sẽ ủng hộ mình ở những bài viết khác nhé!