Kiến thức, Kỹ năng
Các phương pháp đào tạo ngành CNTT tại Đại học Duy Tân
CNTT là một trong những lĩnh vực thay đổi không ngừng, chỉ cần một ngày không đọc tin tức, nếu là chuyên gia về CNTT, bạn có thể đã bị lạc hậu. Chính vì thế, đào tạo về CNTT cũng cần có sự đổi mới. Và Đại học (ĐH) Duy Tân cũng không ngoại lệ, thường xuyên cải tiến phương pháp dạy và học. Cùng tìm hiểu các phương pháp đào tạo ngành CNTT tại Đại học Duy Tân hiện nay nhé!
Phương pháp đào tạo ngành CNTT tại Đại học Duy Tân
Một trong những yếu tố tạo nên thương hiệu của Đại học Duy Tân chính là thường xuyên cập nhật, áp dụng phương pháp đào tạo mới phù hợp với từng lĩnh vực. Sau quá trình tìm hiểu, Đại học Duy Tân đã quyết định chính thức tham gia Hiệp hội CDIO (là thành viên thứ 2 sau Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 2012 và áp dụng phương pháp CDIO trong đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật trong đó có các ngành CNTT.
CDIO chính là từ viết tắt của cụm từ Conceive – Design – Implement – Operate. Theo đó, ý nghĩa của cụm từ này như sau:
- Conceive: Hình thành ý tưởng
- Design: Thiết kế
- Implement: Triển khai
- Operate: Vận hành
Đây là phương pháp đào tạo tiên tiến giúp rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức được đào tạo và thực tế. Bởi vì trước hết, đối với phương pháp này, Trường Đại học Duy Tân phải xây dựng chuẩn đầu ra, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu từ phía doanh nghiệp cũng như xã hội và căn cứ vào đó để đưa ra kế hoạch và chương trình đào tạo phù hợp.
Đối với Sinh viên tham gia học theo phương pháp CDIO, sinh viên sẽ được học theo dự án và được trải nghiệm xuyên suốt các giai đoạn của dự án từ việc hình thành ý tưởng, lên thiết kế cho dự án, triển khai thiết kế cho đến vận hình sản phẩm. Học theo dự án không những giúp sinh viên thu thập kiến thức chuyên môn qua dự án thực tế mà còn rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết như kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng sản phẩm,…
Đào tạo theo CDIO giúp sinh viên ngành CNTT Đại học Duy Tân có kiến thức đi đôi với ứng dụng thực tế, từ đó có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc ngay sau khi ra trường. Đó là lý do sinh viên ngành CNTT Đại học Duy Tân luôn được doanh nghiệp săn đón.
Học ngành Công nghệ Thông tin bao nhiêu năm tại ĐH Duy Tân?
Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì đào tạo ngành Công nghệ Thông tin theo hệ chính quy là: 4 năm.
- Với 2 năm đầu, sinh viên sẽ được học giới thiệu cơ bản về ngành Công nghệ Thông tin và những kiến thức chung,
- 2 năm sau sinh viên sẽ được học chuyên sâu về các môn đại cương ngành, chuyên ngành về lý thuyết và thực hành thực tế của ngành học này.
Xem thông tin cụ thể tại: Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Duy Tân
Một số lợi thế khác khi học CNTT tại Đại học Duy Tân
Bên cạnh phương pháp đào tạo thì học CNTT tại Đại học Duy Tân bạn còn nhận được nhiều lợi thế khác. Trước tiên, bạn được trải nghiệm chương trình đào tạo tiên tiến, tham khảo từ ĐH Carnegie Mellon – 1 trong 4 trường Đại học tốt nhất tại Mỹ đào tạo CNTT. Nếu tham gia chương trình liên kết quốc tế, bạn còn được thêm cơ hội học tập với giảng viên từ chính trường này sang thỉnh giảng.
Ngoài ra, giảng viên tham gia giảng dạy ngành CNTT tại Duy Tân là những giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế và được thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng giảng dạy.
Hỗ trợ không nhỏ cho những kỹ sư CNTT tương lai đó chính là hệ thống phòng thực hành với máy móc cấu hình cao, được đầu tư cho nhu cầu thực hành của sinh viên. Học CNTT thì chiếc máy vi tính là công cụ không thể thiếu và sinh viên Duy Tân nếu không đủ điều kiện mua máy tính cho mình, bạn có thể học tại thư viện, tại đây, luôn có sẵn nhiều máy tính được kết nối mạng đầy đủ nhằm phục vụ nhu cầu học tập của bạn.
CNTT là một trong những ngành “hot” hiện nay bởi cơ hội việc làm quá hấp dẫn và việc lựa chọn môi trường để học ngành CNTT cũng là một lựa chọn không dễ dàng. Hãy để Đại học Duy Tân đồng hành cùng tương lai của bạn bằng những phương pháp học tập tiên tiến và điều kiện tốt nhất nhé.
Pingback: Chương Trình đào tạo ngành Công nghệ Phần mềm | Ngành CNTT
Pingback: Học online trong mùa dịch - Các nền tảng CNTT cần thiết |
Pingback: Học Công nghệ Thông tin thi khối nào? | Ngành CNTT