Định hướng nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ Phần mềm
Không như những ngành khác “phong độ nhất thời”, Công nghệ Phần mềm vẫn luôn trụ vững trong top các ngành nghề đang “hot” hiện nay mà chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Không có gì lạ khi mỗi năm đều có hàng nghìn bạn trẻ “đổ xô” đi học Công nghệ Phần mềm. Tại sao ngành này lại thu hút đông đảo số lượng học viên đến thế? Hãy cùng nganhkythuatphanmem.edu.vn tìm hiểu lý do vì sao nhé.
Nhu cầu nguồn nhân lực không ngừng tăng cao
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học – Kỹ thuật và sức ảnh hưởng của Cách mạng Công nghệ 4.0, Công nghệ Thông tin đã và đang trở thành ngành nghề “cốt cán” hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực từ hàng không, viễn thông,…cho đến tiêu dùng, giải trí; là “cánh tay phải đắc lực” giúp một cơ quan, tổ chức hoạt động trơn tru và có hiệu quả.
Theo Sách trắng Công nghệ Thông tin Việt Nam 2014, ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần khoảng 1.000.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Tuy hiện tại tổng số lao động chỉ mới đạt hơn 440.000 người, nhưng điều đó có nghĩa hơn nửa triệu cơ hội việc làm vẫn đang “dang tay chờ đón” các kỹ sư trẻ mới ra trường. Một khi chiếc máy tính vẫn là công cụ quan trọng trong đời sống, công việc của mọi người thì các kỹ sư công nghệ phần mềm vẫn còn “đất dụng võ”. Cũng nhờ có sự hỗ trợ của phần mềm, con người sẽ được giải phóng khỏi những công việc thủ công nhàm chán, tốn nhiều thời gian, các quy trình hoạt động cũng sẽ được tối ưu hóa, giảm thiểu các sai sót, chất lượng việc làm từ đó cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Cơ hội việc làm hấp dẫn, đa dạng
Bởi ngành nghề nào cũng cần kỹ năng, kỹ thuật máy tính nên cơ hội việc làm của sinh viên Công nghệ Phần mềm rất đa dạng trong cả lĩnh vực nghề và tính chất công việc. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau:
– Chuyên viên phân tích, thiết kế, kiểm thử và phát triển phần mềm trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp;
– Chuyên viên thu thập, xử lý yêu cầu và tư vấn giải pháp cho khách hàng;
– Chuyên viên hỗ trợ phần mềm: an ninh, mạng, quản lý cấu hình, đảm bảo chất lượng;
– Chuyên viên quản lý, điều hành các hệ thống thông tin cho công ty, doanh nghiệp;
– Lập trình viên, nhân viên kiểm thử, các nhà quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;