Tin tức, sự kiện
Sinh viên ngành Công nghệ Thông tin hot đến mức độ nào?
Ở các trường đại học lớn trên cả nước, Công nghệ Thông tin là ngành học thu hút rất đông các bạn sinh viên. Điểm đầu vào của ngành học khá cao, có khi là cao nhất trong các nhóm ngành tuyển sinh của các trường Đại học. Vậy vì sao ngành học này lại “hot” đến vậy?
Cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm thêm thông tin bạn nhé!
Thị trường lao động ngành Công nghệ Thông tin “khát” nhân lực không?
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà dường như ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần tới sự góp mặt của Công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã đưa con người bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên số với những phát triển và ứng dụng vượt bậc, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên hiện đại hơn, văn minh hơn. Bên cạnh đó để vận hành, phát triển các hệ thống và các ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi một nguồn nhân lực IT rất lớn.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và &Truyền thông, hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT khoảng 250.000 lao động. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Những con số trên cho thấy nhu cầu, cơn khát nhân lực trong ngành CNTT dường như vẫn chưa hề giảm sút. Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng 13%.
“Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT cao nhất trong lịch sử” là nhận định của VietnamWorks dựa trên các báo cáo tuyển dụng 3 năm gần đây nhất. Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt lên tới trên 500.000 nhân sự IT. Cách Mạng 4.0 đang đến gần với sự lên ngôi của công nghệ đã thực sự tạo nên cơn “khát” nhân lực CNTT.
Học Công nghệ Thông tin là học những gì?
Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để lưu trữ, xử lý, truyền tải và khai thác thông tin. Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức về khoa học máy tính, phần cứng, phần mềm, lập trình, mạng và truyền thông, quy trình xây dựng và phát triển các ứng dụng phần mềm…
CNTT chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ như: Kỹ thuật phần mềm, Truyền thông và Mạng máy tính, Hệ thống thông tin quản lý, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính.
Học Công nghệ Thông tin xin việc ở đâu?
Tốt nghiệp ngành CNTT, sinh viên có thể làm việc cho các công ty chuyên sản xuất và gia công phần mềm với các vị trí như lập trình viên, phân tích viên, kiểm tra phần mềm…, hoặc làm chuyên viên CNTT trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… Thậm chí, bạn có thể trở thành 1 chuyên gia IT tự do, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Nhìn chung, từ bài viết trên chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin đối với xã hội hiện nay. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa để bắt đầu đăng ký học ngành này ngay từ bây giờ nào. Chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân mình nhé!