Định hướng nghề nghiệp
Đam mê ngành IT nhưng không biết code nên chọn nghề gì?
Cứ nhắc đến lĩnh vực công nghệ thông tin thì hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến viết code. Tuy nhiên, thế giới công nghệ thông tin ngày nay không chỉ giới hạn ở việc lập trình và trong thế giới lập trình cũng không chỉ giới hạn ở việc viết code. Vậy đam mê ngành IT nhưng không biết code nên chọn nghề gì? Có cách nào theo ngành mà không phải code nhiều được không?
Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, hãy cùng mình tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
Nhà Thiết kế ( Designer)
Nếu như lập trình cần kỹ năng viết code và có cảm giác nhàm chán thì đối với công việc Thiết kế web, thiết kế đồ họa yêu cầu bạn phải sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo của mình để tạo ra sản phẩm hấp dẫn và thu hút người dùng. Đây là nghề nghiệp đáng để bạn tham khảo nếu bạn là người học công nghệ thông tin nhưng không biết code.
QA Engineer (Đảm bảo chất lượng)
Là QA đòi hỏi bạn phải có kiến thức về quy trình sản xuất hoặc vận hành theo đó, đảm bảo tiến trình phát triển sản phẩm phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn, quy định về đảm bảo chất lượng.
Tester
Là người kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng. Các thao tác tester thường thực hiện đó là khảo sát, chạy thử và báo lỗi. Đây là công việc không quá khó, không đòi hỏi kỹ năng lập trình phải cao siêu, nhưng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Chuyên viên/ Nhân viên phân tích kinh doanh
Công việc chính của nhà phân tích kinh doanh là nghiên cứu hệ thống trong công nghệ thông tin, các quy trình hay chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ nghiên cứu biến động thị trường, đối thủ cạnh tranh ra sao,…nhằm xây dựng chiến lược hiệu quả trong công nghệ.
Thiết kế giao diện (UI/UX Designers)
Nếu bạn là người có gu thẩm mỹ tốt và đam mê với việc thiết kế website thì công việc thiết kế giao diện là nghề nghiệp đáng để bạn tham khảo. Bởi vì đây là công việc liên quan đến công nghệ nhưng không cần mã hóa hay biết quá nhiều về code
Trong quá trình phát triển các website, phần mềm hay ứng dụng thì người làm UI/UX có nhiệm vụ xây dựng cấu trúc khung sườn và mô hình trang web nhằm tối đa hóa trải nghiệm người dùng, đảm bảo các trang web vừa đẹp mắt, vừa thân thiện với người dùng; đặc biệt, khuyến khích khách hàng truy cập ở lại càng lâu càng tốt
Viết blog, báo về lĩnh vực công nghệ (Vlogger/Blogger)
Với sự bùng nổ mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thì ngành nghề này nổi lên mà không cần phải biết rõ về code. Đây là ngành nghề dành cho những bạn thích các kỹ năng viết lách, có khả năng phân tích tốt về công nghệ. Bạn có thể trở thành một Vlogger hoặc Blogger, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như tất tần tật kiến thức mà bạn có được về công nghệ đến mọi người để có cái nhìn tổng quan hơn về ngành IT.
Game thủ chuyên nghiệp
Để trở thành Game thủ chuyên nghiệp thì cần phải tập luyện chơi game 8 – 10 tiếng mỗi ngày là chuyện thường bạn nhé. Đối với ngành nghề này, yêu cầu cực cao ở kỹ năng chơi game ra sao, kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp đồng đội như thế nào. Thế nhưng bù lại thì nghề nghiệp này lại có mức lương hấp dẫn có thể lên tới bảy con số nếu bạn là người yêu thích, kiên trì theo đuổi và chịu được áp lực tốt.
Kết luận
Trở thành kỹ sư IT là điều mà nhiều bạn trẻ hiện nay mong muốn hướng đến trong tương lai. Là ngành nghề được dự đoán là cần nguồn nhân lực lớn để phục vụ cho nền công nghệ hiện đại ngày nay thì không khó để “cánh cửa” việc làm ngành Công nghệ Thông tin vô cùng rộng mở cho các bạn sau khi ra trường. Thế nhưng dù không đụng đến code thì ngành nghề này vẫn có yêu cầu cao về kiến thức vững chắc về code và lập trình. Nganhcongnghethongtin.edu.vn hi vọng các lập trình viên tương lai sẽ tìm được công việc phù hợp với bản thân mình nhé!