Tin tức, sự kiện
Tìm hiểu Chính quyền Điện tử
Trong xã hội mà công nghệ đang ngày càng phát triển thì việc áp dụng mô hình Chính quyền Điện tử trong quản lý nhà nước điều vô cùng cần thiết và cấp bách. việc triển khai Chính phủ điện tử được xem là tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và là tiền đề để xây dựng xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn.
Việt Nam bắt đầu xây dựng chính quyền điện từ từ năm 2015 tai Nghị quyết 36a về chính phủ điện tử, đến nay đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việt Nam được Liên hiệp quốc xếp vào nhóm có chỉ số Dịch vụ công trực tuyến OSI (Online Services Index) và Chỉ số tham gia điện tử (E-Participation Index) ở mức cao (tăng từ 0,5 đến 0,75 điểm). Như vậy, sau 2 năm, Việt Nam đã cải thiện được cả 3 chỉ số thành phần; tăng 1 bậc về chính phủ điện tử.
Chính quyền điện tử là gì?
Chính quyền điện tử là gì?
Chính quyền điện tử (e-Government) là chính quyền mà mọi hoạt động của nhà nước được điện tử hóa, mạng hóa. Đây là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước.
Có thể chia làm 4 dạng giao dịch của chính quyền điện tử, gồm:
Chính quyền với chính quyền (G2G): Giúp các cơ quan hành chính chia sẻ dữ liệu, trao đổi công việc thuận tiện hơn, giảm thiểu chi phí và thời gian hội họp không cần thiết.
Chính quyền với doanh nghiệp (G2B): Đây là giao dịch có nhiều hoạt động trực tuyến được kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền từ mức độ chuyên nghiệp như mua sắm hàng hóa công, đấu thầu các dự án chi tiêu công cho đến những ứng dụng đơn giản như đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, hỏi – đáp pháp luật, cấp giấy phép xây dựng, đất đai…
Chính quyền với công dân (G2C): Ở cấp độ tương tác này chính quyền sẽ cung cấp các thông tin trực tuyến chính xác, toàn diện về các luật lệ, quy chế chính sách và các dịch vụ công trực tuyến như làm hoặc cấp mới các giấy tờ cá nhân, các chứng chỉ, đóng và hoàn thuế thu nhập, nhận trợ cấp; cấp mới, cấp đổi các loại giấy phép lái xe, đăng ký lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu…
Chính quyền với người lao động – công chức, viên chức (G2E): Đây là các dạng giao dịch của chính những người làm việc trong cơ quan nhà nước trực tiếp với các cơ quan nhà nước như vấn đề lương, bảo hiểm, đóng thuế thu nhập…
Chính quyền điện tử mang lại lợi ích gì cho người dân và nhà nước
Người dân thực hiện các thao tác với chính quyền điện tử
Cốt lõi của mô hình Chính quyền Điện tử chính là xây dựng dựng một cơ sở dữ liệu lớn và sự đồng bộ ứng dụng CNTT. Một khi CNTT được triển khi thì không chỉ chính quyền mà cả người dân và doanh nghiệp cũng được hưởng lớn. Trước hết, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian chờ đợi làm thủ tục hành chính. Bởi, khi chính quyền điện tử đã có sẵn sơ sở dữ liệu thì các quy trình, thủ tục được rút gọn lại đáng kể. Người dân sẽ không phải cung cấp CMND, các loại giầy tờ tùy thân cho các thủ tục hành chính nữa.
Ngoài ra, ngay từ bước đầu tiên, người dân có thể sử dụng tính năng tra cứu, tìm hiểu tông tin về các dịch vụ, thủ tục hành chính thông qua các kênh của chính quyền điện tử mà không cần phải tới tận trụ sở để hỏi. Từ các thông tin đó, người dân có thể hoàn toàn chủ động chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ cho các thủ tục hành chính. Chính bởi vậy, thời gian cũng như chi phí sẽ giảm được rất nhiều.
Không chỉ được tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng chính xác, người dân còn có thể chủ động đóng góp ý kiến hay phản ánh các thông tin vướng mắc để có thể nhận được sự giải quyết nhanh chóng hơn. Thời gian góp ý chỉ tính bằng giây.
Nhờ công nghệ điện toán đám mây, Chính quyền điện tử giúp tăng tốc hoạt động kinh doanh nhờ khả năng kết nối dữ liệu khủng. Cụ thể, Chính quyền điện tử giúp thuận tiện hơn trong việc cấp phép, tạo ra quy trình nộp hồ sơ thuế và các văn bản khác rõ ràng, minh bạch hơn.