Kiến thức, Kỹ năng
ERP – chìa khóa thành công cho doanh nghiệp
ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về ERP:
Mô hình ERP
ERP là gì?
ERP là cụm từ viết tắt của Enterprise Resource Planing, có nghĩa là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
ERP là một hệ thống phần mềm tham gia vào toàn bộ quá trình hoạt động của một doanh nghiệp từ tiếp xúc ban đầu với khách hàng tới thanh toán và công nợ của khách hàng – từ việc lên cấu hình sản phẩm cho đến việc cung cấp và thương mại hóa sản phẩm, từ việc tìm kiếm nhà cung cấp, các hợp đồng thương mại cho tới công nợ với nhà cung cấp,…
ERP là công cụ tạo nên mối liên kết giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp.
Đặc điểm của ERP
ERP giúp loại bỏ các hệ thống máy tính đơn lẻ trong các bộ phận của một doanh nghiệp và thay thể chúng bằng một phần mềm hợp nhất, tạo dựng mối quan hệ thống nhất. Phần mềm ERP rất linh động trong việc đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp.
Lợi ích của ERP
- Quản lý dữ liệu một cách thống nhất giúp truy xuất mọi thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất: Khi tất cả phòng ban trong công ty đều dùng chung một phần mềm thì tất cả nhân viên trong công ty đều có thể dề dàng tìm kiếm các thông tin dù là của phòng ban mình hay phòng ban khác. Điều này khiến việc xảy ra sai sót trong công việc được giảm thiểu đi một cách tối đa.
- Quản lý nhân sự một cách hợp lý và chính xác: ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên một cách chính xác nhất từ việc họ đi làm lúc nào, đã làm được những gì, đóng góp cho công ty ra sao. Dựa vào những số liệu đó ERP có thể tự động tính lương cho nhân viên giúp giảm chi phí quản lý và việc gian lận khi tính lương cho nhân viên.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất: ERP có thể lên kế hoạch sản xuất từ đầu tới cuối, giảm thiểu những yếu tố không cần thiết trong sản xuất đồng thời hạn chế tối đa các sai làm có thể xảy ra.
- Nâng cao chất lượng của quy trình chăm sóc khách hàng
- Giám sát tài chính và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp: phần mềm ERP có thể cung cấp những số liệu chính xác nhất giúp người quản lý có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của công ty. Từ việc có thể tự lên kế hoạch sản xuất và cắt bỏ những khâu không cần thiết, ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí và nhân lực không hề nhỏ.
- Tăng cường sự hòa hợp trong kinh doanh
- Mở rộng và đồng bộ kinh doanh nhanh chóng
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.