Kiến thức, Kỹ năng
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT thế nào cho phù hợp?
Có thể nói, tại Việt Nam, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm tỉ lệ 95% số doanh nghiệp tại Việt Nam và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Với sự phát triển của CNTT như hiện nay, thì việc áp dụng các ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ đem lại hiệu quả tối đa. Vậy áp dụng cái gì? Áp dụng như thế nào? Để có thể đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.
DNVVN áp dụng CNTT thế nào cho phù hợp
Việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý tại các doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng suất lao đông, cung cấp cho lãnh đạo những thông tin để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất, hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa chi phí và các công việc dư thưa, trợ giúp nhân viên trong việc thực hiện các công việc chuyên môn như: tài chính – kế toán, bán hàng, vật tư, dự án, nhân sự, tiền lương…Ngoài ra, hệ thống thông tin cũng giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp hơn.
Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều DNVVN gặp khó khăn trong việc áp dụng CNTT và sử dụng các hệ thống thông tin trong quản lý. Vậy đâu là giải pháp?
Đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng để đạt hiệu quả cao
Trước tiên, các doanh nghiệp cần phải nâng cao nhận thức, đi từ đầu tư cơ sở hạ tầng đến ứng dụng tin học ở mức sơ khai (sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, sử dụng forum…)đến mức tác nghiệp (đưa các phần mềm quản lý bán hàng, kế toán, nhân sự, tiền lương…vào sử dụng) đến mức chiến lược và cuối cùng là ứng dụng thương mại điện tử.
Thứ hai, chuẩn bị lực lượng lao động có tay nghề cao. Đây là khâu quan trọng để triển khai các loại hình hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp. Cần phải có sự đồng lòng từ ban quản trị cấp cao đến từng nhân. Để làm tốt điều này, ban quản lý cần hiểu rõ tầm quan trọng và tác dụng của các hệ thống, sau đó đi sâu tìm hiểu các khó khăn của nhân viên khi ứng dụng các phần mềm quản lý.
Cuối cùng, đổi mới công nghệ. Cần có sự đổi mới đồng bộ trong hệ thống công nghệ thông tin của toàn doanh nghiệp, tránh sự tập trung ở một khâu nhất định rồi dẫn đến sự khập khễnh trong toàn bộ hệ thống.