Định hướng nghề nghiệp
Outsourcing: Thách thức và cơ hội cho sinh viên IT
Việt Nam đang được xem là một trong những “miền đất hứa” dành cho lĩnh vực IT Outsourcing – nhỏ nhưng hùng mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương. Chính điều này sẽ đem lại những cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn cho sinh viên ngành CNTT và kèm theo đó là không ít những thách thức và khó khăn.
Outcourcing đang trở thành một xu thế tất yếu trong ngành CNTT
Outsourcing là gì?
Nói chung trong lĩnh vực kinh tế, outsourcing là một thuật ngữ có nghĩa là thuê ngoài dịch vụ, là một hình thức sử dụng nguồn lực bên ngoài để thực hiện công việc mà đáng nhẽ ra nhân viên trong công ty cần đảm nhận.
Riêng với lĩnh vực Công nghệ thông tin, Outsourcing được hiểu là gia công phần mềm. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật…sẽ tìm tới những nước đang phát triển như Việt Nam để thuê “chất xám” của lực lượng lao động tại đây phát triển các phần mềm cho mình.
Thế mạnh Outsourcing tại Việt Nam và cơ hội sinh viên IT
Có thể nói, Việt Nam lại đang là đối tác đáng tin cậy cho các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung. Trong năm 2017, Việt Nam xếp thứ 6 trong 55 quốc gia về sức hấp dẫn trong gia công xuất khẩu phần mềm. Sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong những năm gần đây, khiến Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh với Ấn Độ khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
So với việc phát triển dự án product, outscouring mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn, ít tốn chi phí và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Thế nên không quá lạ khi thị trường công nghệ phần mềm ở Việt Nam hiện nay có đến gần 80% các công ty Outsource. Những năm gần đây, số doanh nghiệp IT Outsourcing tại Việt Nam đang tăng nhanh. Năm 2015, đã có tới hơn 1,000 doanh nghiệp và 80,000 nhân sự tham gia vào lĩnh vực này. Các doanh nghiệp lớn 100% vốn Việt Nam có thể kể đến như FPT, CMC, Tinh Vân… Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài có CO-WELL, Framgia, Cybersoft…Đây chính là thị trường tiềm năng cho những bạn đang theo học ngành Công nghệ thông tin.
Nhờ hoạt động Outsourcing, các công ty phần mềm tại Việt Nam có cơ hội phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến của các nước phát triển bậc nhất thế giới.
Thách thức
Thách thức đầu tiên mà các bạn sinh viên muốn làm việc trong lĩnh vực IT Outsourcing chính là trình độ ngoại ngữ. Với tình hình hầu hết các công ty IT thuộc lĩnh vực outsourcing thường xuyên phải làm việc gia công cho khách hàng nước ngoài, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là vô cùng cần thiết. Điều này càng cấp thiết khi Việt Nam gia nhập AEC và TPP trong thời gian tới, những sự kiện được kỳ vọng sẽ đem đến một thị trường lớn hơn.
Với những người làm việc trong lĩnh vực IT Outsourcing, việc có cơ hội làm việc với một đội ngũ sáng tạo và có kỹ năng nhưng lại ở cách xa họ tới cả nửa vòng trái đất lại chính là một thách thức. Giải pháp tốt nhất để vượt qua thách thức đó chính là nâng cao khả năng giao tiếp, đòi hỏi sự nhuần nhuyễn và thành tạo với những giao thức các giao thức truyền thông thông minh, bất chấp thời gian và khoảng cách.
Overtime (OT) đã không còn là chuyện gì xa lạ với dân Outsource, việc phải làm tới 8-9 giờ tối và làm cả ngày nghỉ là chuyện thường xuyên xảy ra, đặc biệt là nhưng dự án trong tình trạng “cháy”. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, quan hệ xã hội và gia đình.