Định hướng nghề nghiệp
Những nghề hot nhất trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin
Trải qua hàng thập kỷ nhưng ngành Công nghệ Thông tin vẫn chứng minh được sức hút của mình, đặc biệt trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, người ta lại càng giành sự quan tâm đặc biệt hơn. Người ta quan tâm không chỉ vì những lợi ích ngành này mang lại xã hội, mà còn bởi những cơ hội nghề nghiệp ngành CNTT với mức lương hấp dẫn.
Sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
Dưới đây là những nghề hot nhất trong lĩnh vực CNTT:
- Lập trình viên ứng dụng điện thoại: Với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh và máy tính bảng như hiện nay thì những người thông thạo về ngôn ngữ lập trình chắc chắn sẽ có lợi thế hơn rất nhiều. Mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh doanh cho đến giải trí đều được các ứng dụng trên thiết bị thông minh hỗ trợ đắc lực. Chính vì vậy, lập trình viên ứng dụng điện thoại đang được coi là ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới.
- Kỹ sư phầm mềm: Công việc chính của các kỹ sư phần mềm là thiết kế và phát triển các giải pháp phần mềm dựa trên nhu cầu của khách hàng. Mạng internet càng phát triển thì cơ hội việc làm cho kỹ sư phần mềm càng rộng mở.
- Quản trị cơ sở dữ liệu: Ngày nay khi những dữ liệu của một công ty hay tổ chức quá nhiều khiến cho việc lưu trữ thủ công gặp khó khăn và không thể phát huy được hiệu quả thì việc số hóa dữ liệu đã trở thành giải pháp cần thiết và tối ưu. Công việc của những nhà quản trị cơ sở dữ liệu là đảm bảo những dữ liệu sau khi được lưu trữ sẽ có thể dễ dàng truy cập và sử dụng một cách dễ dàng. Đồng thời bảo vệ tính bảo mật cho thông tin.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 càng phát triển thì CNTT cũng phát triển theo
4. Quản trị mạng: Mạng máy tính được coi là sự sống còn của một doanh nghiệp chính vì vậy công việc của những nhà quản trị mang cũng vô cùng quan trọng. Họ là những người điểu khiển hệ thống mạng của doanh nghiệp, tổ chức giúp cho mọi thông tin hay dữ liệu của công ty được bảo mật với người ngoài nhưng lại dễ dàng cho các nhân viên truy cập và sử dụng.
5. Chuyên viên phân tích hệ thống: là những người am hiểu về cả kỹ thuật và kiến thức kinh doanh, là người có thể giới thiệu những phần mềm thích hợp với như cầu của khách hàng.
6. Chuyên gia an ninh mạng: Công việc chính của một chuyên gia an ninh mạng là thiết kế, vận hành và đảm bảo sự duy trì ổn định cho các hạ tầng, hệ thống mạng, đồng thời có những giải pháp chiến lược nhằm khắc phục các đợt tấn công, các sự cố về an ninh mạng, bảo mật.
7. Phát triển và thiết kế website: kinh doanh online đang là phương thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Bán hàng qua mạng đã và đang đem lại lợi ích cho cả người bán và người mua. Rất nhiều doanh nghiệp đang muốn gia nhập vào thế giới “kinh doanh online” và tất nhiên để làm được điều này, việc đầu tiên là phải có một website của chính mình. Đây chính là cơ hội cho những nhà lập trình và thiết kế website chứng minh bản thân.
8. Chuyên viên hỗ trợ máy tính: Công việc chính của họ là tháo gỡ tất cả những vấn đề phát sinh liên quan đến máy tính, phần mềm hay mạng.