Kiến thức, Kỹ năng
Nếu là dân IT, bạn phải chấp nhận 8 điều này
Người ta hay dùng những mỹ từ như: nghề thời thượng, nghề hái ra tiền, nghề hot…để nói về nghề IT. Đúng là IT rất “hot” nhưng đi kèm với nó cũng là không ít những khó khăn, trở ngại mà người làm nghề phải đối mặt.
Dưới góc nhìn của một người làm trong nghề, chúng ta hãy cùng xem dân IT “khổ” như thế nào nhé!
Nghề IT “hot” nhưng không ít khó khăn
- Thiếu nữ trầm trọng
Nếu như bạn đã và đang theo học ngành CNTT tại các trường Đại học thì chắc chắn không còn xa lạ với điều này. So với các ngành kỹ thuật khác như cơ khí hay điện – điện tử thì tỉ lệ nữ giới theo học CNTT vẫn còn khá cao. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới còn trụ lại với ngành này sau khi tốt nghiệp lại càng ít hơn.
- Sức khỏe suy giảm
“Bụng to, mắt lồi” là những từ dễ hình dung nhất khi miêu tả về những người làm trong ngành IT. Trừ những lúc đi ăn, đi vệ sinh thì công việc đòi hỏi ITers sẽ phải ngồi liên tục trước máy tính. Ngồi nhiều không chỉ khiến bụng to ra mà còn dễ mắc một số bệnh tế nhị khác. Đa số người làm IT đều bị cận thị do nhìn màn hình máy tính quá nhiều. Việc rê chuột thường xuyên cũng có thể khiến khớp cổ tay bị thoái hóa.
Ngoài ra, thói quen làm việc vào ban đêm cũng sẽ khiến người làm IT dễ dàng mắc những bệnh về bao tử, thần kinh…
- Thường xuyên “được” nhờ sửa máy tính
Đối với dân IT, thì có lẽ đây là một trong những điều gây phiền toái và khó chịu nhiều nhất. Từ bạn bè, bà con, cô, dì, chú, bác…sẽ ngay lập tức cầu cứu bạn nếu lỡ như máy tính của họ không nghe được, không khởi động được, không thấy hình…Dù không phải tốn công sức quá nhiều nhưng với việc bị làm phiền liên lục thì chắc chắn chẳng ai có thể vui vẻ nổi.
- Thường xuyên phải tăng ca mà không được trả tiền
Đặc thù của ngành IT đó là công việc không được tính bằng giờ. Tức là không phải cứ hết 8 tiếng/ngày là bạn hoàn thành nhiệm vụ. Nếu bạn là người có trách nhiệm thì thường sẽ ở lại quá 1,2 tiếng để hoàn thành cho xong công việc nhất là trong giai đoạn deadline đang gí trên đầu, và tất nhiên là không có chuyện có lương tăng ca rồi.
- Thường xuyên bị stress
Khi phải làm những dự án lớn, khối lượng công việc sẽ rất nhiều nhất là trong giai đoạn cuối. Bạn sẽ phải làm việc liên tục, suy nghĩ nhiều, lại thức đêm nhiều khiến cho cơ thể mệt mỏi và đầu óc căng thẳng.
- Chậm tăng lương
Nghề IT lương khởi điểm có thể khá cao so với mặt bằng chung nhưng tốc độ tăng lại rất chậm. Nếu muốn tăng lương thì hầu hết chỉ có một cách đó là “nhảy việc”.
- Khi nhảy việc, có thể phải bắt đầu từ con số 0
Nhảy việc có thể đem lại thu nhập tăng gấp đôi, có cơ hội học hỏi cái mới và làm quen nhiều người hơn nhưng bạn cũng sẽ phải chấp nhận làm lại từ đầu. Bạn có thể là người dày dặn kinh nghiệm ở công ty mới, những khi sang công ty mới, môi trường mới bạn lại không có đất dụng võ, thì điều này cũng giống như bạn là người mới và phải làm lại từ con số không. Vì vậy, nếu lương thật sự cao hơn thì hãy nhảu, còn không hãy ở lại và chờ thời cơ.
- Rất khó để tự kinh doanh về IT
Khởi nghiệp với IT không phải ít nhưng tỉ lệ thất bại thì không hề thấp. Nếu bạn là một chuyên gia IT và mong muốn mở một công ty làm phần mềm thì khó khăn lớn nhất bạn phải đối mặt đó là sự cạnh tranh. Bạn có thể kiểm được một project từ những khách hàng lớn khi công ty bạn không có tên tuổi. Giỏi lập trình không có nghĩa là giỏi quản lý, càng không có nghĩa là giỏi kinh doanh nên việc tự mở một công ty về IT là không hề đơn giản. Khi không có nguồn thu mà lại phải nuôi quân, trả tiền điện, nước, tiền thuê văn phòng thì chuyện giải tán là đương nhiên.
Pingback: Những điều chưa biết về cuộc sống của dân IT | Ngành CNTT