Kiến thức, Kỹ năng
Dân Công nghệ thông tin, làm gì để không bị dán nhãn “khô cứng”
Trên thực tế, những người làm về công nghệ thông tin luôn được coi là giỏi chuyên môn, nhưng không ít trong số họ lại thiếu đi những kỹ năng quan trọng khác – thứ cần thiết để gặt hái thành công trong công việc và cuộc sống. Vậy làm gì để dân Công nghệ Thông tin không còn bị dán nhãn “khô cứng”?
Trang bị tốt các kỹ năng mềm trước khi tốt nghiệp
Chú trọng phát triển các kỹ năng mềm cơ bản
Từ trước tới nay, dân Công nghệ thông tin hay kể cả sinh viên đang học các chuyên ngành Công nghệ dành thời gian chủ yếu đều trước với màn hình máy tính. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kiến thức xã hội so các ngành học được phát triển nhiều kỹ năng mềm quan trọng. Thời gian để làm quen với kiến thức cơ bản, hàn lâm cũng như thời gian để làm việc với máy móc, phần mềm cũng ảnh hưởng không ít đến khả năng “va chạm” với thực tế của các nhân sự công nghệ.
Phát huy khả năng tư duy sáng tạo trong công việc
Vì những lẽ đó mà khi ra trường và bắt tay vào công việc thực tế, phần lớn các cử nhân Công nghệ Thông tin đều ít nhiều cảm thấy bỡ ngỡ, chưa biết cách thể hiện năng lực tốt nhất của bản thân, chưa linh động và khéo léo trong các hoạt động giao tiếp. Hãy chú trọng rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng mềm, bên cạnh trau dồi kiến thức chuyên môn như: nói chuyện trước đám đông, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, lãnh đạo, quản lý thời gian, làm việc nhóm,…
Tư duy sáng tạo
Sinh viên Việt Nam được nhiều nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp nhận xét khá chăm chỉ và cẩn trọng. Vấn đề còn “tồn đọng” chính là nhiên các bạn phải đối mặt với thử thách do thiếu kỹ năng mềm như làm việc thiếu tập trung, dẫn tới sát deadline mới thực hiện vội vàng khiến sản phẩm không có được sự hoàn thiện tốt nhất.
Các sinh viên mới ra trường tư duy theo lối mòn chưa thực sự phát huy được khả năng tư duy sáng tạo. Hạn chế này khiến các bạn trẻ tuy rất vững vàng về chuyên môn nhưng lại gặp khó khăn trong việc giải quyết được các vấn đề nảy sinh và thay đổi rất nhanh trong làng công nghệ thông tin. Thiếu trầm trọng những kỹ năng mềm cơ bản nhất có thể dễ dàng phát hiện ngay tại khâu phỏng vấn tuyển dụng đối với sinh viên công nghệ thông tin. Điều này khiến các nhà tuyển dụng “đánh trượt” họ ngay tại vòng phỏng vấn cho dù có bảng điểm đẹp hay trình độ chuyên môn tốt khi đặt lên bàn cân với những ứng viên đảm bảo cả kỹ năng lẫn kiến thức chuyên môn.